Di tích lịch sử khu căn cứ Núi Dinh

DI TÍCH KHU CĂN CỨ NÚI DINH
 I. TÊN GỌI: KHU CĂN CỨ NÚI DINH
Nguồn gốc tên gọi: năm 1658 (thời chúa Nguyễn Phúc Tần) có cuộc điều binh của trưởng cơ Yên Thành Hầu từ tỉnh Phú Yên về đây. Binh lính đóng trên các triền núi có xây một dinh trại cho Yên Thành Hầu làm việc và chỉ huy, từ đ1o ngọn núi này mang tên Núi Dinh. Hiện nay trên đỉnh núi hãy còn dấu tích nền nhà, lối đi. Châu Thành đấu tranh được và xây dựng nhà xuất bản Đồng Nai 1988- trang 17.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐƯỜNG ĐI ĐẾN:
Khu căn cứ Núi Dinh thuộc địa phận 3 xã: Hội Bài, Long Hương và Châu Pha huyện Châu Thành tỉnh Bà Rịa Vũng tàu.
Vào đời vua Gia Long, Núi Dinh thuộc tổng Phước An, phủ Long Phước, thị trấn Biên Hòa.
Đời Minh Mạng, Núi Dinh thuộc phủ Phước Tuy, trấn Biên Hòa., trước 1975 thuộc tỉnh Phước Tuy, sau đó thuộc tỉnh Đồng Nai.
Phía tây Núi Dinh giáp xã Hội Bài, Long Hương, có Quốc lộ 51 chạy qua.
Phía đông- nam giáp xã Long Hương, sông Dinh, thị trấn Bà Rịa. Phía bắc giáp xã Châu Pha – Tóc Tiên.
- Từ Nhà Tròng trung tâm thị trấn Bà Rịa, Châu Thành, qua cầu Long Hương tới quốc lộ 51 đến km số 26 Vũng Tàu – TP.HCM đến ấp Kim Hải (xã Long Hương) rẽ vào chân núi đường Ổ Công, đến suối Tiên sẽ vào khu căn cứ Núi Dinh.
- Từ UBND xã Hội Bài tới con đường gần Linh Sơn Cổ Tự dẫn vào chân núi tới cổng chùa Linh Sơn tịnh xá cũng đến được căn cứ.
III. SỰ KIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ:
- Vài nét về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý:
Dãy Núi Dinh nằm về phía đông bắc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, là một dãy núi quan trọng trong tỉnh với nhiều ngọn núi cao: núi Cao 193m, núi Dinh cao 491m, núi Bao Quan 504m, núi Da Dâu 436m.
Về cấu tạo địa chấn: Núi Dinh được cấu tạo bằng đá Granit trong, hạt mịn màu ghi hoặc đen rất có giá trị trong xây dựng.
Núi Dinh có nhiều suối chảy xuống: Suối Ngọt, suối Nghệ, Rạch Váng, suối Hương đổ về phía biển (xã Long Sơn). Vào đầu thế kỷ XX vùng Núi Dinh còn là khu rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ như: Dầu, Sao, Cẩm Lai, Sơn Trà, Đác, Chiêu Liêu, Trâm Sừng, Săng Trắng, Sến gõ…bên cạnh còn có nhiều cây thuốc quý: Cam thảo, Hoằng Đằng, Hà Thủ Ô, Ba, Kích, Sâm Nam….Động vật ở đây cũng khá phong phú: Hổ, Hón, Gà rừng, Khỉ, Vooc Nai, Hoãng, Gấu, Cúi, Heo rừng…
Địa hình củ Núi Dinh có vị trí chiến lược quan trọng, từ đây có thể bao quát, án nhữ toàn bộ khu vực phía đông Sài Gòn, phía bắc là thành phố Biên Hòa cách 97 km, phía đông là căn cứ Minh Đạm (Long Đất), phía nam là Biển Đông, phía tây là thành phố Vũng Tàu cách 22 km, sông Lòng Tàu và sông Thị Vải.
Từ đây có thể đi lại Vũng Tàu-Biên Hòa-Sài Gòn bằng quốc lộ 51 và đường sông rất thuận lợi, dễ dàng.
Dựa vào yếu tố đó, Núi Dinh trở thành một pháo đài quan sát án ngữ cả vùng chiến lược rộng lớn phía đông Sài Gòn.
- Vài nét về con người Bà Rịa:

Có thể nói Bà Rịa là một trong những trung tâm do người Việt đến khai phá. Theo truyền thuyết, Bà Rịa mang tên người đàn bà quê ở Bình Định (1765) sinh năm 1765 vào nam từ năm 15 tuổi, mất vào năm 1803, là người có công lập ra nhiều làng ở đây nhất là làng Phước Liễn, hiện nay còn đền thờ ở trên (Dinh Cố) ở Tam Phước.
Ở bên sườn núi Bồng Lai (Núi Dinh) có tổ Đình Linh Sơn Tự (chùa Tây Phương) cách ngày nay 300 năm vào thế kỷ 17, đã đánh dấu mốc quan trọng, là một trung tâm phật giáo lâu nhất của miền Đông Nam Bộ.
 Khi thực dân Pháp đến xâm lược 08.01.1862 và thành lập tỉnh Bà Rịa 07/07/1862. Chúng xây dựng ở khu vực Núi Dinh nhều khu vực quân sự. Ở trước Phước Lễ bên bờ phải sông Dinh gồm một phần dãy núi Dinh. Trong vùng núi này có một căn cứ quân đội được xây dựng để làm bệnh xá quân y cho các sũ quan Pháp đóng ở Bà Rịa (trang 9). Một pháo đài quan sát và cũng dùng luôn làm bệnh xá được đặt trên núi (trang 26).
 Núi Le về phía tây của Núi Dinh trên sườn dốc, giữa 2 mỏm là một căn cứ quân sự được xây dựng. Quân đội Pháp đã sống ở đây và đây còn là một bệnh xá quân y Bà Rịa (trang 2)(tài liệu dịch từ tiếng Pháp-khảo cứu về Bà Rịa-Bảo tàng tỉnh BRVT).
 Hiện nay có con đường từ ổ công cặp suối Tiên dài 4,8 km phải chăng thực dân Pháp cho xây dựng để lên căn cứ quân sự và bệnh xá?
 Vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 trên núi Dinh có ngôi chùa xây ở lối vào một động sâu là nguồn của một dòng suối. Người đàn ông đức độ tên là Đinh Công Lương ở ẩn trên đó một thời gian khá lâu. Ông Lương chết năm 1816, tu sĩ trên là Bùi V8an Đồn đến trụ trì tiếp và tu bổ lại ngôi chùa khang trang hơn…
 Tóm lại: Với địa thế hiểm trở và thuận lợi, Núi Dinh được Thị ủy Bà Rịa và huyện Châu Đức tỉnh BRVT chọn làm căn cứ cách mạng trong 2 thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Từ căn cứ vừa có thể quan sát tập hợp lực lượng thọc sâu vào trung tâm đầu não và uy hiếp địch. Ngược lại địch dễ dàng tập trung đánh căn cứ bất kỳ lúc nào vào lực lượng của ta trên căn cứ.
 - Khu căn cứ Núi Dinh trong thời kỳ chống Pháp 1946-1954:
Thị xã Bà Rịa được thành lập từ năm 1949.
Hoạt động tại căn cứ rừng Sác thuộc xã Long Sơn. Vào cuối năm 1952, quân Pháp triển khai kế hoạch tập trung lực lượng thủy lục không quân đánh vào căn cứ của tỉnh Bà Rịa- Chợ Lớn tại xã Phú Mỹ. Từ Bà Rịa đến Long Thành, từ rừng Sác đến Hắc Dịch đều trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của địch. Ngày 23/11/1952 thực dân Pháp mở cuộc càn lớn vào căn cứ rừng Sác, lực lượng của địch gồm 2 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ , 5 máy bay và 2 tàu chiến hỗ trợ. Bọn lính thủy đánh bộ thọc lên vào xã Long Sơn, Phú Mỹ, chúng cho máy bay thả bom vào vùng núi Thị Vải, Châu Pha, Ông Trịnh. Trước tình hình ác liệt đó Thị ủy Bà Rịa rời căn cứ từ rừng Sác về Núi Dinh. Lợi dụng địa hình ở đây có núi non, suối hang, rừng rậm gần sát trung tâm địch ở thị xã Bà Rịa, các xã Long Hương, Hội Bài, ấp Châu Pha…từ căn cứ Thị ủy Bà Rịa vừa chỉ đạo phong trào đấu tranh chống Pháp vừa củng cố và phát triển lực lượng.
Căn cứ Núi Dinh gồm các bộ phận Thị xã ủy, ủy ban hành chánh thị xã, mặt trận Liên Việt, Thanh niên Tiền phong cứu quốc, biệt động đội đóng ở các khu vực Hang Mai, Hang Tổ, Hang Dơi, chùa Sầu Riêng…Từ các địa đểm này, Thị ủy Bà Rịa tổ chức các cuộc binh vận, tuyên truyền vũ trang trong quần chúng nhân dân, phát triển lực lượng và ìm mọi các để đánh địch ở Nhà Tròn (trung tâm thị xã Bà Rịa), Thủ Lựu xã Phước Lễ…gây cho địch thiệt hại nặng nề…
 Công tác hậu phương: nhờ sự giúp đỡ, ủng hộ và đóng góp của đồng bào ta ở xã Long Hương (Phước Lễ), các chùa ở Hang Tổ, Hang Mai…
 * Căn cứ Núi Dinh trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ (1954-1975):
 Thời kỳ này căn cứ Núi Dinh được các đồng chí Bí thư Thị ủy Bà Rịa trực tiếp chỉ đạo và hoạt động: Vũ Tâm (sáu Tâm), Phạm Ân Thưởng, Nguyễn Thị Bạch Tuyết (Sáu Tuyết), Nguyễn Văn Đồng (Tư Nghĩa), Nguyễn Thành Võ (Hai Võ), Hùng Yên, Lê Minh Nguyện, Nguyễn Lan (Ba Lan).
- Thời kỳ 1954-1961: Thị ủy Bà Rịa sắp xếp lực lượng một số bộ phận lên đường đi tập kết, một số cán bộ cốt cán ở lại hoạt động công khai hợp pháp, bám sát quần chúng nhân dân.
 - Thời kỳ 1961-1963: Địch xây dựng và mở rộng hàng loạt đồn bốt, ráo riết huẩn bị kế hoạch gom dân và lập ấp chiến lược. Chúng xây dựng trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp ngay sát nội ô Bà Rịa. Trước tình hình đó, cán bộ ta rút lên căn cứ Núi Dinh vừa bám phong rào quần chúng để lãnh đạo phá kế hoạch của địch "diệt ác phá kiềm". Cán bộ ta và chiến sĩ vẫn bám chắc căn cứ Núi Dinh tạo bàn đạp để hoạt động, tiếp tục xây dựng cơ sở trong lòng nội ô thị xã và các ấp ven xã Long Hương. Lực lượng đội biệt động từ Hang Mai, Hang Tố đánh xuống thị xã Bà Rịa, Long Hương, Phước Lễ diệt ác trừ ôn. Năm 1963, đội biệt động phục kích đánh địch ở ấp Kim Hải, xã Long Hương bắt được tên cảnh sát Y (nguyên là cảnh sát trưởng ở Đất Đỏ, Long Đất). Ta tiếp tục tấn công bất ngờ vào đồn quân cảnh đóng ở sau trụ sở xã Long Hương, thu 4 khẩu súng tự động, 1 máy truyền tin HT-1, diệt tên Nguyễn Tỉnh, đội phó nội an ngụy ở ấp Hương Giang xã Long Hương.
 Thời kỳ này, ngoài sự đóng góp lương thực thực phẩm của quần chúng nhân dân, cán bộ chiến sĩ ta ở căn cứ cũng tự túc một phần lương thực thực phẩm. Ở tại căn cứ Núi Dinh có rất nhiều cây cổ thụ, cán bộ và chiến sĩ lấy dầu mang xuống thị xã bán cho nhân dân lấy tiền mua sắm lương thực.
 Thời kỳ 1963-1966: Thị ủy, thị đội Bà Rịa chuyển vào khu căn cứ Bưng Lùng, Hang ông trọng…ở đây cán bộ chiến sĩ ta có lúc lên tới 60 người, dựng nhà lợp lá trung quân để ở và hoạt động đào hầm tránh bom. Ngoài ra, đây cũng là nơi Thành Đoàn Sài Gòn tới học tập và huấn luyện để hoạt động bí mật các cơ sở cách mạng nội ô.
 Đội biệt động thị xã Bà Rịa được phát triển lên tới 30 đồng chí, được trang bị các loại vũ khí: HK, R15, B40, mìn H12, lựu đạn….từ căn cứ Bưng Lùng đã chủ động tấn công tiêu diệt địch ở các xã Phước Lễ, Long Hương, gây cho địch nhiều thiệt hại.
 Công tác hậu phương: Nhờ công tác binh vận tốt các đồng chí trong Thị ủy Bà Rịa đã vận động phạt tử chùa Rạch Váng, chùa Ông Trọng, Bà Huệ Tiễn trực tiếp vận chuyển tiếp tế lương thực, thực phẩm cho khu căn cứ. Ngoài ra các phật tử còn vận động con em mình tham gia cách mạng.
 Thời kỳ đánh Mỹ, diệt ngụy và chư hầu Úc (1966-1972):
 Sau những thất bại nặng nề trên chiến trường, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển hướng chiến lược chiến tranh đưa quân viễn chinh Mỹ và chư hầu Úc ồ ạt vào Miền Nam, ráo riết thực hiện kế hoạch "tìm diệt" và "bình định", đánh phá khốc liệt phong trào cách mạng của nhân dân ta ở Miền Nam.
Mùa khô năm 1966, Mỹ - Úc đến tăng cường cùng quân ngụy đánh phá khu vực căn cứ Núi Dinh. Bọn Mỹ Úc đổ quân xuống chân Núi Dinh, bộ binh và xe tăng vây chặt, pháo cỡ lớn bắn tấp nập vào sườn núi, may bay B52 dội từng đợt rung chuyển cả núi rừng, sau đó trên đỉnh núi bọn trực thăng dùng dây thả từng toán biệt kích. Bọn lích Úc dùng cưa máy dọn bãi đổ quân, kết hợp dưới đánh lên trên đánh xuống. Đội biệt động Bà Rịa (lực lượng huyện Châu Đức) và lực lượng bảo vệ Thành Đoàn Sài Gòn phối hợp tác chiến, lợi dụng địa hình suốt 20 ngày đêm chiến đấu trên căn cứ, bẻ gãy hàng chục cuộc tiến công cũa Mỹ- Úc.

Chiều 30/10/1967, lính Úc tập kích vào căn cứ huyện Châu Đức (Hang Dây Bí), lực lượng ta gồm tiểu đội trinh sát, bảo vệ và cán bộ văn phòng đã dũng cảm chống càn bảo vệ căn cứ. Sau 1 giờ chiến đấu, lực lượng ta đã tiêu diệt gần 100 tên địch.
Trong chiến dịch Mậu Thân 1968-1969, Tỉnh ủy Bà Rịa- Long Khánh, huyện Châu Đức (thị xã Bà Rịa, bộ chỉ huy tiền phương của Miền Đông đứng chân đánh vào nội ô thị xã Bà Rịa).

Tháng 4/1970, quân Úc mở một trận càn lớn vào khu vực căn cứ Núi Dinh, chúng đưa bộ binh, pháo 105 ly lên chốt đóg dài ngày trên đỉnh núi ông Hựu để khống chế các hoạt động của ta ở khu vực Núi Dinh.

Mặc dù trong tình trạng thiếu đói, bộ đội huyện Châu Dức vẫn chủ động chống càn, diệt 1 đại đội Úc bị đánh thiệt hại nặng, bọn Úc cho máy bay , pháo bắn như mưa quanh chân núi. Máy bay trinh sát, máy bay cán gáo suốt ngày đêm rà soát từng ngọn cây, khe suối tìm kiếm căn cứ của ta để trút đạn.

- Ngày 15/5/1970 pháo địch bắn liên tục vào căn cứ của Thị ủy Bà Rịa ở Hang Dơi.
- Tháng 6/1970 biệt kích Úc lại càn quyết vào căn cứ huyện Châu Đức, chúng chốt lại 2-3 ngày để lùng sục khắp nơi. Khi phát hiện được khu căn cứ của ta chúng điều một tiểu đoàn Úc đến bao vây chặt khu vực này. Để bảo tồn lực lượng, cán bộ chiến sĩ ta rút xuống hang sâu cố thủ. Địch dùng thuốc nổ, lựu đạn cay bắn vào miệng hang, anh em chịu đựng suốt cả một ngày liền. Đến đêm 12 đồng chí đã bí mật rút khỏi hang để tìm về được căn cứ huyện ủy. Suốt 1 tuần lễ lính Úc dùng xăng bột đốt cháy toàn bộ khu vực này, chúng dùng thuốc nổ lựu đạn cay bắn vào miệng hang…
Công tác hậu phương địch lục soát gắt gao, nhân dân bị kiểm soát gắt gao, từng búi tóc, lai quần, lai áo đều bị sổ tung mỗi lần ra ấp chiến lược. Các má, các chị đã bằng mọi cách cho dấu qua mắt địch. Mỗi lần ra rẫy, bà con cơ sở thường mặc 2,3 bộ quần áo để chuyển vào căn cứ cho cán bộ và du kích, có lúc phải dấu từng lon gạo, lon muối vào cán cuốc, cán rựa mới mang ra rừng được. Nhiều bà con như ông Bẩy cây, Ba cây, hai Thanh, Nguyễn Kim Châm vừa cung cấp tình hình hoạt động của địch vừa cung cấp đạn dược, thuốc men. Ông bà Hoa ở ấp Hương Sơn (Long Hương) tổ tưởng thu góp lúa gạo, vợ chồng ông Ba Hường tiếp tế thuốc men, tết năm nào cũng tìm cách chuyển lương thực, thực phẩm cho cán bộ, chiế sĩ ăn tết ở căn cứ Núi Dinh.

Cuối năm 1970, Mỹ-Úc tiếp tục mở cuộc càn quét dài ngày, chúng thực hiện ủi rừng thành từng ô, chia cắt địa hình từ lộ 15 đến núi Dinh để "khai hoang lập ấp" quyết tìm cho được cơ quan đầu não, lực lượng vũ trag của huyện Châu Đức và thị xã Bà Rịa để tiêu diệt căn cứ. Huyện ủy Châu Đức chuyển về suối Châu Pha. Đánh hơi được cơ quan huyện ở đây, giặc Úc lại càn vào khu căn cứ Châu Pha theo sát từng bước chân của cán bộ chiến sĩ. Lúc này gạo muối không còn, 5 ca thương binh không đủ thuốc men chữa trị. Bọn thông tin địch ngồi trên máy bay ngày đêm ra rả gọi tên cán bộ chiến sĩ ra đầu hàng.

Có ngày ta phải rời căn cứ 4-5 lần. Trong tình thế đó, căn cứ huyện phải dời lên đóng ở trên núi, trên đỉnh và dưới chân núi đều bị bọn Úc phong tỏa. Những ngày này anh em trinh sát phải bung ra tách căn cứ 200-300 m để canh gác và kiếm lá rau rừng về ăn.


Một thời gian rau rừng cũng cạn dần. Ở ngay căn cứ có 1 loại cây có trái giống như hạt đậu phộng, thấy chim chóc ăn được anh em lấy ăn vì vậy gọi căn cứ là Sơn Bí. Ngoài ra anh em còn phải ăn củ chuối, mùng tơi đất, đọt đát, măng nứa, măng le, lá xâm cát…
Đến tháng 6 năm 1971 căn cứ Huyện Ủy Châu Đức dời về Hang Dơi cán bộ đảng viên, đội biệt động chia làm 3 cánh quân bám địa bàn và quần chúng để củng cố cơ sở phát triển lực lượng.
Tháng 9/1971 căn cứ huyện Châu Đức chuyển về xứ Châu Pha năm 1972-1975 căn cứ Thị ủy Bà Rịa chuyển về chùa Diệu Linh vừa bám trụ vừa hoạt động.

Căn cứ Núi Dinh trong thời kỳ chuẩn bị cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975:
Ngày 20/4/1975 đồng chí Lê Minh Nguyện Phó bí thư Tỉnh Ủy Bà Rịa Long Khánh về triển khai kế hoạch tổng tiến công trổi dậy cao Huyện ủy Châu Đức và Thị ủy Bà Rịa tại căn cứ Châu Pha (Núi Dinh) với quyết tâm "huyện giải phóng huyện", "xã giải phóng xã" các đồng chí Huyện ủy và Thị xã Bà Rịa nhanh chóng tới các địa bàn được phân công triển khai kế hoạch tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương. Thị ủy Bà Rịa chuyển căn cứ xuống đất bằng gần khu trường bắn Núi Dinh. Chiều 27/4/1975 toàn Huyện và Thị xã hoàn toàn giải phóng.
Tóm lại: Căn cứ Núi Dinh là nơi chỉ đạo hoạt động chủ yếu của Thị ủy Bà Rịa, Huyện Châu Đức ngoài ra còn là nơi dừng chân của Tỉnh ủy, Tỉnh Đội Bà Rịa Long Khánh, Thành Đoàn Sài Gòn. Thị xã Vũng Tàu từ 1960-1969, vượt qua biết bao những khó khăn và thử thách ác liệt, cán bộ và chiến sĩ Huyện Châu Thành được sự lãnh đạo của Đảng đã dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, kiên quyết bám trụ giữ vững căn cứ phát triển lực lượng và tiến công liên tục kẻ thù lập được nhiều chiến công oanh liệt làm rạng rỡ truyền thống anh dũng của quân và dân Huyện Châu Thành. Có thể nói Căn cứ Núi Dinh là bản anh hùng ca mãi mãi còn ngân vang tron lịch sử cách mạng Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

IV. LOẠI HÌNH DI TÍCH:
Căn cứ Núi Dinh thuộc loại di tích lịch sử cách mạng. Nơi ghi dấu những sự tích anh hùng của quân và dân Huyện Châu Thành trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
V. MÔ TẢ DI TÍCH:

Căn cứ Núi Dinh gồm các điểm sau:
1. Hang Dây Bí gồm: Hang Huyện ủy Châu Đức, Hang giao liên.
2. Hang Tổ
3. Hang Mai (chùa Ông Sáu Trọng, chùa Bà Huệ Tiên)
4. Hang chùa Ông Trọng
5. Bưng Lùng.
6. Hang Dơi
7. Chùa Sầu Riêng.
1. Hang Dây Bí: Hang Huyện ủy và Huyện Đội

Nằm ở độ cao 491m phía Đông Nam khu vực núi Dinh. Nơi đây là căn cứ hoạt động của Huyện ủy, Huyện Đội Châu Đức (Tỉnh Bà Rịa cũ). Ở đây có nhiều vòm đá, lòng hang rộng thông với nhau tạo thành vị trí rất hiểm trở, hang rộng 3m, dài 6m, lòng hang hẹp dần và sâu dần vào núi. Bên ngoài có cây rừng mọc um tùm.
Cán bộ và chiến sĩ Huyện Châu Đức thường làm việc tại của hang, dưới các vòm đá.
Cách 700m về phía Bắc là Hang giao liên nằm ở độ cao 450m, rộng 3m, dài 4m sâu vào trong núi 2,5m trong hang có suối chảy.
2. Hang Tổ:
ở độ cao 200m là vòm đá rộng 4m, dài 12m, cao 1.9m. Ở giữa có bàn thờ xi măng đặt pho tượng Phật Thích ca Mâu Ni ngồi thiền trên đài sen. Hang Tô có 2 ngách: 1 ngách ăn sâu vào sườn núi, rộng 1,5m, dài 5m, sâu gần 2m, ngách phía trên nằm sâu 6m, rộng 1,2m, cao 0,6m.
3. Hang Mai:

Nằm ở độ cao 254m phía Tây Bắc Núi Dinh, đây là một khu đất rộng cỏ tranh mọc um tùm thoải dần về phía Bắc. Phía trong có hang động ở phía Tây và Nam có suối chảy róc rách suốt ngày đêm.
Trong thời kỳ chống Pháp và Mỹ khu vực Hang Mai có khá nhiều chùa chiềng gồm chùa Bà Huệ Tiên, Ông Sáu Trọng…cán bộ, chiến sĩ ta thường vào đây nghỉ ngơi. Gần Hang Mai cán bộ, chiến sĩ còn dựng lán trại để hoạt động, làm việc. Sau chiến dịch Mậu Thân1968 địch phát hiện căn cứ Hang Mai đã dung bom B52, Bom xăng hủy diệt toàn bộ khu vực này. Tại Hang Mai địch dung mìn phá sạch cửa hang hiện nay chỉ để lại phế tích của chùa Ông Sáu Trọng và chùa Bà Huệ Tiên.
Chùa Ông Sáu Trọng: chỉ còn lại nền nhà (rộng 6m, dài 18m) xung quanh được kè đá vững chắc. Ở tay phải còn một số cây điều, lê kina, dây trầu không…

Chùa Bà Huệ Tiên: cách chùa Ông Sáu Trọng chừng 50m về hướng Tây ở đây chỉ còn lại bàn thờ, lối đi và nền chùa rộng 2m, dài 4m có bậc thang cấp đi lên bằng xi măng rộng 1m, dài 2m dẫn tới bàn thờ cao 1,2m, rộng 0,6m, dài 1m.

Ngoài ra ở khu vực Hang Mai còn sót lại một vài hố bom hiện nay cây cỏ đã mọc um tùm.
4. Hang Chùa Ông Trọng:

Là một mõm đá nằm trên độ cao 360m bên ngoài trồng cây sứ, hang có vị trí thuận lợi, có hai đường lên xuống chia làm 2 ngách. Ngách ngoài cao 2m, rộng 3,5m, dài 4,2m; ngách trong ăn xuống núi rộng 4m, dài 6m. Nơi đây là nơi dừng chân của Thị ủy Bà Rịa trên đường đi lên căn cứ Bưng Lùng.
5. Căn cứ Bưng Lùng:

Nằm ở bên thung lũng núi Dinh độ cao 250m có nhiều cây Lùng (Lá dong) nên đặt tên cho căn cứ là Bưng Lùng. Nơi đây là hoạt động của cán bộ chiến sỹ Thị ủy Bà Rịa và Thị đội Bà Rịa vào những năm 1961-1967. Cán bộ và chiến sĩ ta làm nhà bằng gỗ, tre, mái lợp lá trung quân, xung quanh cho phên tre dài 7m, rộng 4m, cao 3m để làm việc và ở cách 5m về phía Tây là khu vực nhà bếp.
Hiện nay cỏ đã phủ lấp di tích. Ngoài ra còn có hai cái hầm tránh pháo, bom. Mỗi hầm rộng 2m, cao 2m, phía trên có nền đất đắp cao 0,5m dưới có 2 chiếc cọc để mắc võng có hai cửa để lên xuống hiện nay đã bị sập. Căn cứ Bưng Lùng có lúc lên tới 70 cán bộ, chiến sỹ hoạt động ở đây.

6Hang Dơi:

Nằm ỏ phía Tây Nam núi Dinh ở độ cao 80m ở đây có nhiều dơi nên anh em gọi là căn cứ Hang Dơi. Hang chia làm 2 ngách, ngách trên và ngách dưới.
Có một con đường ăn thông với hai ngách dẫn ra ngoài rừng dài 13m. Ngách dưới có bồn nước dài 4m, rộng 2m, cao 0,6m, có đặt pho tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát rất cao 0,4m. Hang ăn sâu vào sườn núi 7m, dài 14m, rộng 11m.

Ngách trên: rộng 9,5m có nhiều mái đá rộng 3 - 4m, dẫn lên ngách phía trên là con đường dài 10m, rộng 2m đi men hang. Tại Hang Dơi hiện nay có một am nhỏ thờ Phật ở ngách trên.


7. Căn cứ chùa Diệu Linh:
Nơi đóng quân và chỉ đạo của Thị ủy Bà Rịa từ năm 1972 -1975. Nằm ở hướng Tây Bắc núi Dinh ở độ cao 160m. Căn cứ trước đây có lán trại bằng lá trung quân, bàn ghế làm bằng cây và tre để làm việc. Xung quanh cán bộ ta đào nhiều hầm chữ T dài 2,5m, ngang 2,0m, rộng 1,5m, sâu 1,6m, dày 0,6m.
Có hai lối lên xuống, dưới có thể mắc võng để trách bom và pháo.

Chùa Diệu Linh là cơ sở cách mạng cung cấp lương thực, thực phẩm của Thị ủy Bà Rịa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Năm 1968 Chùa bị bọn đế quốc Mỹ hủy diệt, hiện nay chùa chỉ còn lại ngọn tháp cao 3 tầng và nền nhà rộng 10m, dài 30m. Tháp chùa Diệu Linh cao 6m, rộng 1,4m, xây bằng gạch xi măng, trang trí cánh hoa sen, mây cách điệu…
VI/ CÁC HIỆN VẬT BẤT ĐỘNG SẢN TRONG DI TÍCH:

Căn cứ núi Dinh hiện nay còn các hiện vật sau:
- Hang giao liên: Tấm áo mưa bằng vải bạt đã bị rách, lựu đạn 5 trái, một trái pháo 105mm còn hạt nổ.
- Hang Tổ: 1 pho tượng phật Thích Ca Mâu Ni.
- Hang Dơi: pho Quan Thế Âm Bồ Tát.
VII/ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA:

Căn cứ núi Dinh là chứng tích đầy tính thuyết phục về lòng dũng cảm, gan dạ, táo bạo, mưu trí của quân và dân Huyện Châu Thành. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã trút xuống đây hàng tấn hàng ngàn tấn bom đạn, nhiều lần tấn công hủy diệt căn cứ nhưng chúng phải cúi đầu nhục nhã rút chạy trước tinh thần chiến đấu của cán bộ và chiến sĩ Huyện Châu Đức và Thị xã Bà Rĩa, Căn cứ núi Dinh là bản hùng ca về tinh thần chiến đấu ngoan cường, có ý nghĩa giáo dục truyền thống sâu sắc cho các thế hệ mai sau
Căn cứ núi Dinh còn có giá trị du lịch, thu hút khạch tham quan hấp dẫn và lý thú.
Du khách có thể hành hương tới các chùa, tịnh thất tọa lạc bên cạnh đường mòn trên sườn núi. Đặc biệt trên đường tới Hang Mai, du khách ghé thăm Tổ Đình Linh Sơn Tự, một ngôi chùa cổ cách ngày nay 300 năm với hàng chục pho tượng đặc sắc có giá trị nghệ thuật điêu khắc về đạo phật.

Căn cứ núi Dinh thực sự trở thành khu di tích lịch sử - văn hóa, du lịch, cần được đầu tư, bảo vệ tôn tạo và phát huy tác dụng có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho các thế hễ mai sau.
VIII/ CÔNG TÁC BẢO VỆ DI TÍCH:
Hiện nay, căn cứ núi Dinh chỉ còn lại Hang đá và nền củ của các phế tích, phần lớn do đế quốc Mỹ dùng bom, pháo hủy diệt, do thiên nhiên thiệt hại. Toàn bộ chùa, lán trại, nhà bếp, hầm hào của cán bộ và chiến sỹ ta đều bị sập, mục nát, cây cỏ che lấp. Vì vậy việc bảo vệ trùng tu khu căn cứ rất cần thiết đặc biệt bảo vệ cây rừng của khu căn cứ.

IX/ PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ:
Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu đề ra phương án sau để bảo vệ, tôn tạo và phát huy tác dụng khu di tích núi Dinh như sau:

- Trước mắt mở lại con đường từ Gò Công lên tới khu vực Suối Tiên để phục vụ khách tới tham quan.

- Cần phát cây cỏ mở rộng đường mòn làm bậc tam cấp những chỗ khó đi để đón khách tới các điểm: Hang Dây Bí, Hang Mai, Hang Tổ, Bưng Lùng, Hang Dơi, Chùa Diệu Linh.

- Cắm biển quy định khoanh vùng để bảo vệ khu căn cứ núi Dinh.

- Lập luận chứng kinh tế quy hoạch căn cứ núi Dinh thành khu di tích Văn hóa – Du lịch nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng.

- Xây dựng bia biển cấm xâm phạm di tích, cắm chặt cây, khai thác đá ở khu vực gò ổ công, Suối Tiên, cải tạo nạo vét các dòng suối trong khu vực di tích, tiếp tục trồng cây xanh phủ quanh khu di tích.

- Kêu gọi Hội Phật Giáo, Phật tử khôi phục hệ thống chùa Hang Mai Diệu Linh…đúng nguyên trạng ban đầu.
- Xây dựng lại các nhà: nhà bếp, hầm trú ẩn, chòi canh gác, phục chế các đồ dùng phương tiện sinh hoạt tại các căn cứ núi Dinh phục vụ khách du lịch.

Xây dựng tượng đài nhà truyền thống để đón khách tham quan và giáo dục cho các thế hệ mai sau.

X/ CƠ SỞ PHÁP LÝ BẢO VỆ DI TÍCH:

Căn cứ vào pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đã được công bố theo lệnh của Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước14/LCT/HĐNN ngày 31 tháng 3 năm 1984. Bảo tàng Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đề nghị quy định 3 khu vực bảo vệ di tích khu căn cứ núi Dinh.

XI/ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1/ Đại Nam Nhất Thống Chí - Lục tỉnh Nam Việt
2/ Chiến khu Rừng Sắc – Lương Văn Tho
3/ Truyền thống xã Long Hương – Võ Văn Ấn Nhà xuất bản Đồng Nai 1988
4/ Châu Thành đấu tranh và xây dựng Nhà xuất bản Đồng Nai
5/ Qua lời kể, tọa đàm của các đồng chí lão thành cách mạng Nguyễn Thành Võ (Hai Võ), Vũ Văn Tâm (Sáu Tâm), Võ Hữu Thạnh (Tư Tài).
6/ Địa phương chí tỉnh Phước Tuy
7/ Khảo cứu Bà Rịa – Bản dịch tiếng Pháp 1905.

You May Also Like

0 nhận xét